Vòng sơ tuyển cuộc thi

Xuất hiện tại vòng sơ tuyển khu vực phía Nam cuộc thi Project Runway Vietnam 2015, nhiều thí sinh đã trình làng với những trang phục quái dị, khó hiểu.
Mẫu trang phục gây tranh cãi gay gắt của thí sinh Nguyễn Thanh Tài tại Project Runway Vietnam 2015 - Hình ảnh lấy từ Fanpage của chương trình Project Runway Vietnam 2015
bet365
Thậm chí một vài bạn nam hẳn hoi nhưng mặc đầm bó sát, khoe chân thon, giầy cao gót và không quên... trang điểm thật đậm!
Phong cách hay loạn giới tính?
Một trong số đó là thiết kế của thí sinh Nguyễn Thanh Tài với quan điểm “phá vỡ mọi giới hạn” từng có tại Việt Nam.
Tài đã thiết kế một mẫu trang phục với đường cắt cúp và dáng dài được xẻ tà cao, giống như bộ trang phục dành cho nữ giới. Thế nhưng điều đáng nói ở đây chính là mẫu thiết kế này của Tài được tạo ra hoàn toàn dành cho … nam giới.
Thanh Tài bảo vệ ý tưởng của mình: “Tôi muốn trở thành một nhà thiết kế có thể dung hòa được những khoảng cách mà con người đã tạo ra bằng việc nam có thể mặc đồ của nữ và ngược lại”.
Tuy nhiên ý kiến đó vấp phải sự chỉ trích của giám khảo Tùng Leo khi anh cho rằng, việc trang phục làm cho giới tính trở nên lộn xộn, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và gây ra những hiệu ứng xấu về quan niệm thẩm mỹ.
Thí sinh Thanh Tài tham gia casting khu vực phía nam Project Runway Vietnam 2015 - Hình ảnh lấy từ Fanpage của chương trình Project Runway Vietnam 2015
Ngay cả những bạn đọc trẻ cũng bày tỏ quan điểm phản đối phong cách thời trang loạn giới tính như thế.
Bạn Diễm My (20 tuổi, TP.HCM) chia sẻ: “Tôi nổi hết cả da gà khi nhìn thấy những bạn nam tướng tá to con nhưng son môi, kẻ mắt, mặc váy đầm phụ nữ và chân mang giày cao gót tự tin xuất hiện trước đông người. Cá tính đó tôi thấy quá phản cảm”.
Thời trang có đang bị đẩy đi quá xa?
Hiện nay không chỉ trong các cuộc thi thiết kế thời trang các thí sinh mới thể hiện cá tính và phong cách riêng của mình bằng những bộ trang phục gây khó hiểu, mà trong rất nhiều sự kiện dành cho người trẻ, nhiều bạn đã chọn cho mình “gu” thời trang rất “khó đỡ”.
1gom
Nhất là việc nam giới trang điểm và ăn mặc như nữ giới.
“Unisex” trong thời trang là thuật ngữ xuất hiện vào thập niên 60, được kết hợp từ "uni" và "sex" nhằm chỉ những thiết kế phù hợp cho cả nam và nữ, đồng thời cũng là một phong cách thời trang mà cả nam và nữ đều có cách thể hiện bằng nhau (gần giống như định nghĩa về uniform - đồng phục).
Nhà thiết kế trẻ Quảng Trọng Quang Nhật bày tỏ: Unisex không phải là con trai dùng đồ con gái hay ngược lại, mà cả hai giới đều có một chuẩn chung khác. Để mặc đẹp, trước tiên cần phải đúng.
"Trước sự đổ bộ của rất nhiều điều mới mẻ trong thời trang cũng như lối sống, chúng ta cần bình tĩnh để hiểu rằng phong cách đó từ đâu, cách thể hiện như thế nào và đại diện cho lối sống nào? 
Bên cạnh việc "chơi thời trang" đúng phong cách, ta cũng cần lựa chọn cách biểu hiện phù hợp với văn hoá, hoàn cảnh xã hội, tính cách và đặc điểm cơ thể. Bởi chỉ đi quá một chút khỏi khả năng chấp nhận của cộng đồng thì ta sẽ trở thành phản cảm”, anh Nhật nói.
Chàng trai này xuất hiện với váy ôm sát và giày cao gót đỏ - Hình ảnh lấy từ Fanpage của chương trình Project Runway Vietnam 2015
Từ nhận thức thời trang méo mó
Nhà thiết kế Minh Hạnh cho rằng, lĩnh vực thiết kế thời trang như "vùng đất hứa" và có hấp lực "đáng nể" với giới trẻ.
vao bong
Tuy nhiên, sự hào nhoáng của nghề đã làm "biến thái" nhiều bạn trẻ khi vào nghề bằng cách tìm sự lập dị thiếu bình tĩnh, bằng cách làm khác mình một cách bất thường để thể hiện cái gọi là "cá tính".
Tất cả những điều này đã làm mất đi rất nhiều những tài năng khi họ còn rất trẻ bởi họ không thể sống được bằng nghề. 
Các bạn trẻ đi theo con đường thiết kế mải lo khẳng định cá tính và cái tôi nghệ thuật của mình mà quên mất một chức năng của thời trang chính là tính định hướng thẩm mỹ cho công chúng.
Nhiều bạn trẻ sẽ tin vào những xu hướng do các nhà thiết kế mang đến và thực tế là nhiều bộ trang phục phản cảm, lập dị, phản giới tính đã xuất hiện nhan nhản tại các sự kiện. Và họ, những người trẻ tin rằng đó chính là “thời trang, cá tính và phong cách”
Một thí sinh khác với trang phục khó phân định giới tính - Hình ảnh lấy từ Fanpage của chương trình Project Runway Vietnam 2015
Đến cảm nhận thẩm mỹ và văn hóa lệch lạc
PGS. TS Huỳnh Văn Sơn, Phó chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam cho rằng sử dụng trang phục để gây cá tính là điều cần thiết, tuy nhiên vẫn phải tuân thủ những quy chuẩn về con người, văn hóa, xã hội và cả bản lĩnh cá nhân.
Việc một số bạn trẻ làm quá khi cho rằng chọn trang phục phải phá cách, độc đáo hay ấn tượng thậm chí là “khủng” mới làm người ta chú ý xuất phát từ nhiều lý do .
Đó là nhận thức chưa đến và chưa đủ về văn hóa trang phục và cách gây thiện cảm hay gây ấn tượng. Sự định hướng ngây ngô và biến mình thành "món mồi" của truyền thông mà quên rằng đó không thực sự là hiệu ứng mà là hậu quả.
Một bộ trang phục mang phong cách “cá tính” của thí sinh - Hình ảnh lấy từ Fanpage của chương trình Project Runway Vietnam 2015
"Đừng giả vờ khoác chiếc áo với mục tiêu cá tính hay cố gắng làm nổi bật nhưng thực tế lại làm cho mình xấu đi, tệ hại đi thì quả điều đó là đáng trách. Cá tính vẫn phải có giới tính, nhân cách, văn hóa và không làm cho mình lập dị hoặc thiếu chuẩn mực", PGS.TS Huỳnh Văn Sơn chia sẻ thêm.
Vòng sơ tuyển cuộc thi Reviewed by penam on 15:54 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

All Rights Reserved by Tin nóng 9 © 2014 - 2015
Powered By Blogger, Designed by Sweetheme

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.