Cục trưởng Cục Xuất bản: 'Ngành sách sẽ minh bạch hóa'

Ông Chu Văn Hòa cho rằng việc "online hóa" thủ tục hành chính giúp ngành sách rút ngắn quy trình sản xuất, còn bạn đọc nắm rõ đầu sách mới có hợp pháp không.

- Vì sao từ giữa tháng 1, Cục Xuất bản, In và Phát hành (Cục Xuất bản) triển khai dịch vụ "công trực tuyến cấp độ ba" trong quản lý xuất bản?

- Theo chủ trương chung của Chính phủ, các cơ quan bộ, ngành... sẽ dần cung cấp thông tin, thực hiện thủ tục hành chính qua mạng (gọi là "thủ tục hành chính công cấp độ ba"). Vì thế, chúng tôi đưa lên mạng các dịch vụ hành chính công ở ba lĩnh vực: xuất bản, in và phát hành.

Việc làm này để thể hiện sự công khai, minh bạch và tăng cường chức năng, kiểm tra, giám sát, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý.

cuc-truong-cuc-xuat-ban-nganh-sach-se-minh-bach-hoa

Ông Chu Văn Hòa - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành.

- Hoạt động này cụ thể gồm những nội dung gì?

- Cục sẽ cấp qua mạng các thủ tục như: giấy xác nhận đăng ký xuất bản, giấy phép in gia công cho đơn vị nước ngoài, giấy xác nhận đăng ký danh mục sản phẩm nhập khẩu để kinh doanh.

Bên cạnh đó, Cục đưa lên danh sách tác phẩm, tài liệu đã được cơ quan quản lý nhà nước xác nhận đăng ký xuất bản. Sách đã nộp lưu chiểu cũng được công khai trên mạng.

- Quy trình xuất bản sách từ 2016 sẽ khác trước thế nào?

- Các đơn vị có thể đăng ký xuất bản qua mạng. Tất nhiên, văn bản giấy tờ có dấu đỏ vẫn cần, nhưng nó có ý nghĩa như hồ sơ lưu. Tức là mọi quy trình xuất bản có thể thực hiện online. Sau khi có đăng ký, các đơn vị tiến hành thực hiện sách. In xong, sách vẫn nộp lưu chiểu. Nếu thông tin của sách đúng với bản đăng ký thì sẽ được phát hành. 

- Hình thức này được các đơn vị tiếp nhận ra sao?

- Chúng tôi đã có công văn gửi các nhà xuất bản, in và phát hành về chủ trương này. Việc có thực hiện thủ tục qua mạng hay không phụ thuộc vào đơn vị. Bước đầu có thể do thói quen, trình độ, phương tiện mà họ chưa áp dụng ngay. Nhưng tôi nghĩ sắp tới, họ sẽ sử dụng dịch vụ công trực tuyến vì hình thức này tiện lợi.

- Ưu điểm của hình thức quản lý này là gì?

- Với cơ quan quản lý (Cục Xuất bản, in và phát hành), đây là bước đột phá, giúp Cục có thể dễ dàng giám sát, kiểm tra qua mạng.

Với các nhà xuất bản, thay vì phải chờ để nhận giấy cho phép xuất bản như trước, họ có thể truy cập vào mạng và đăng ký, nhận quyết định xuất bản hay phát hành. Như vậy, thủ tục sẽ bớt rườm rà, nhanh gọn hơn.

Với xã hội, việc chúng tôi đưa thông tin sách lên mạng giúp người mua dễ dàng tra cứu sản phẩm trên thị trường có hợp pháp hay không. 

Như vậy, áp dụng hình thức dịch vụ công trực tuyến vừa tạo thuận lợi cho các đơn vị làm sách, tăng hiệu suất công tác, giúp công khai minh bạch mọi thông tin. 

- Cục xử lý thế nào với các sản phẩm xuất bản trước 2016?

- Chúng tôi sẽ truy hồi cập nhật sách phát hành trước đó. Điều này nhằm giúp mọi người có thể dễ dàng tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ, uy tín đội ngũ thực hiện cuốn sách. 

Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng. Dịch vụ công trực tuyến chia làm bốn cấp độ.

Dịch vụ công trực tuyến cấp độ ba mà Cục Xuất bản, In và Phát hành thực hiện từ đầu năm 2016 sẽ cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. 

(Theo Nghị định số 43 năm 2011 của Chính phủ)

Lam Thu thực hiện



Cục trưởng Cục Xuất bản: 'Ngành sách sẽ minh bạch hóa' Reviewed by Vĩnh Hưng on 16:50 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

All Rights Reserved by Tin nóng 9 © 2014 - 2015
Powered By Blogger, Designed by Sweetheme

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.